Quy định lối thoát nạn, cửa thoát hiểm phòng cháy chữa cháy

Quy định lối thoát nạn, cửa thoát hiểm phòng cháy chữa cháy

  1. Thực trạng thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy của người dân ở nước ta hiện nay:

– Xã hội ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng xây dựng lên ngày càng nhiều. Tại các thành phố lớn, các cơ sở sản xuất kinh doanh: quán bar, karaoke, quán ăn xuất hiện ngày càng nhiều, các trung tâm thương mại mọc lên khiến diện tích đất bị thu hẹp lại. Điều này khiến nhà cửa xây dựng lên san sát nhau, không có chỗ hở để “thoát” khi có sự kiện cháy nổ xảy ra.

– Điều kiện thực tiễn về diện tích không được đảm bảo. Tuy nhiên, trong thực tế của 5 năm về trước, người dân vẫn chưa quan tâm đến việc phòng cháy chữa cháy, hay phòng rủi ro khi cháy nổ xảy ra. Tại các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, diện tích nhà ở hẹp, thậm chí có những gia đình sinh sống trong chung cư (không có nhà mặt đất), người dân khi xây dựng cũng không thực sự quan tâm đến việc phòng cháy chữa cháy khi có các trường hợp rủi ro phát sinh. Lối thoát nạn, cửa thoát hiểm phòng cháy chữa cháy chưa thực sự được quan tâm xây dựng.

– Hiện nay, số lượng các vụ việc do tai nạn cháy nổ gây ra ngày càng nhiều. Điều này trở thành hồi chuông báo động, để người dân nghiêm túc thực hiện theo quy định của Nhà nước về phòng chống cháy nổ; đưa ra những biện pháp bảo vệ bản thân trước những rủi ro do cháy nổ gây ra. Chính vì những lý do đó, công tác phòng cháy chữa cháy ở nước ta hiện nay được người dân thực hiện khá chuẩn chỉnh.

Bình chữa cháy

+ Khi xây nhà, người dân luôn đảm bảo xây dựng lối thoát nạn, cửa thoát hiểm.

+ Tại các chung cư, căn hộ của mỗi cá nhân đều có bình cứu hỏa.

+ Các quy định về phòng cháy chữa cháy, cách xử lý khi xảy ra cháy nổ cũng được người dân tìm hiểu.

+ Ở một số địa phương, cơ quan chức năng có thẩm quyền còn mở các buổi học thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, để nâng cao kiến thức thực tiễn về phòng chống cháy nổ của người dân. Người dân được tham gia vào các buổi diễn tập phản ứng khi cháy nổ xảy ra. Những buổi học này giúp người dân có những kiến thức thực tiễn, biện pháp xử lý khi rủi ro xảy ra.

  1. Vai trò của lối thoát nạn, cửa thoát hiểm phòng cháy chữa cháy:

Một trong những cách thức hiệu quả, tối ưu nhất trong công tác phòng cháy chữa cháy là xây dựng lối thoát nạn, cửa thoát hiểm.

Lối thoát nạn, cửa thoát hiểm có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ tính mạng của người dân khi cháy nổ xảy ra.

– Lối thoát nạn, cửa thoát hiểm được xây dựng với mục đích tạo lối thoát hiểm cho con người khi có cháy nổ xảy ra. Về cơ bản, lối thoát nạn hay cửa thoát hiểm được thiết kế để khi có trường hợp rủi ro xảy đến, con người có thể di chuyển ra hướng lối đi, hướng cửa, từ đó có được lối thoát.

– Nếu không có lối thoát nạn, cửa thoát hiểm, khi cháy nổ xảy ra, con người sẽ không tìm được đường ra. Họ sẽ bị mắc kẹt trong đám cháy. Điều này gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của họ. Đặc biệt là tại các chung cư.

Mặt nạ chống ngạt khói
Mặt nạ chống ngạt khói

– Cửa thoát hiểm là một loại cửa chuyên dụng, đúng như tên gọi của nó là để thoát hiểm trong những trường hợp khẩn cấp như cháy nổ, khói ngạt, khí độc. Ở trạng thái bình thường, cửa thoát hiểm sẽ luôn trong tình trạng đóng và chỉ được sử dụng khi xảy ra sự cố như hỏa hoạn, cháy nổ hoặc dùng để kiểm tra các hoạt động phòng chống cháy nổ, kiểm tra khả năng vận hành của công trình. Cửa thoát hiểm sẽ dẫn ra lối thoát hiểm, là đường thoát nạn dùng để thoát người khi có sự cố nguy hiểm xảy ra. Như vậy, khi có sự kiện cháy nổ bất ngờ xảy đến, cửa thoát hiểm sẽ giúp con người ra được lối thoát nạn.

– Cửa thoát hiểm là một sản phẩm thiết kế riêng, phục vụ cho việc thoát hiểm. Vậy nên, khi có cháy nổ xảy ra, con người  được cho phép đi 1 chiều từ hành lang ra cầu thang bộ. Tại các chung cư, nếu cháy nổ xảy ra, con người sẽ tìm lối thoát. Khi đó, thang máy hoạt động quá tải hoặc khu vực bạn sinh sống có những sự cố bất ngờ như: hỏa hoạn, cháy nổ thì cửa thoát hiểm chính là lối thoát hữu dụng nhất, mở ra lối đi đảm bảo sự an toàn.

Cháy nổ là những rủi ro, sự kiện bất ngờ mà ta không thể tránh được một cách tuyệt đối. Vậy nên, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình, là mỗi nhà khi xây dựng cần thiết kế lối thoát nạn hoặc cửa thoát hiểm.

  1. Quy định lối thoát nạn, cửa thoát hiểm phòng cháy chữa cháy:

3.1. Quy định lối thoát nạn phòng cháy chữa cháy:

– Lối thoát hiểm là lối đi được tạo ra, sử dụng với mục đích chính là để thoát ra một tòa nhà trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra. Lối thoát hiện thường được thiết kế, sử dụng trong các tòa nhà cao tầng, các chung cư,…

– Khi xây dựng lối thoát hiểm phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định sau đây:

+ Thứ nhất, nó phải được đặt ở vị trí dễ tiếp cận

+ Thứ hai, lối thoát hiểm phải có khu vực hoặc vị trí có thể đưa người ra ngoài trong tình huống khẩn cấp. Nó phải được đặt ở vị trí cố định.

+ Thứ ba, lối thoát hiểm phải nằm trong sự kiểm soát của con người; bất cứ khi nào có nhu cầu (trường hợp rủi ro phát sinh xảy ra), con người đều có thể di chuyển theo nó. Hay nói cách khác, lối thoát hiểm phải được kiểm soát ở bên trong tòa nhà.

Đèn Exit thoát hiểm
Đèn Exit thoát hiểm

+ Thứ ba, lối thoát hiểm sử dụng để thoát nạn bất cứ khi nào tình huống xấu xảy ra. Do đó, nó cần được quản lý tốt và thường xuyên được bảo trì.

– Mục 3.2.8 và 3.2.8 Thông tư  02/2021/TT-BXD đã quy định về lối thoát nạn như sau:

+  Khi có từ hai lối ra thoát nạn trở lên, chúng phải được bố trí phân tán và khi tính toán khả năng thoát nạn của các lối ra cần giả thiết là đám cháy đã ngăn cản không cho người sử dụng thoát nạn qua một trong những lối ra đó. Các lối ra còn lại phải bảo đảm khả năng thoát nạn an toàn cho tất cả số người có trong gian phòng, trên tầng hoặc trong ngôi nhà đó.

+ Khi một gian phòng, một phần nhà hoặc một tầng của nhà yêu cầu phải có từ 2 lối ra thoát nạn trở lên thì ít nhất hai trong số những lối ra thoát nạn đó phải được bố trí phân tán, đặt cách nhau một khoảng bằng hoặc lớn hơn một nửa chiều dài của đường chéo lớn nhất của mặt bằng gian phòng, phần nhà hoặc tầng nhà đó. Khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh gần nhất của chúng.

+ Nếu nhà được bảo vệ toàn bộ bằng hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, thì khoảng cách này có thể giảm xuống còn 1/3 chiều dài đường chéo lớn nhất của mặt bằng các gian phòng trên.

+ Khi có hai buồng thang thoát nạn nối với nhau bằng một hành lang trong thì khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn (cửa vào buồng thang thoát nạn) được đo dọc theo đường di chuyển theo hành lang đó .

+ Chiều cao thông thủy của lối ra thoát nạn phải không nhỏ hơn 1,9 m, chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn: 1,2 m – từ các gian phòng nhóm F1.1 khi số người thoát nạn lớn hơn 15 người, từ các gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác có số người thoát nạn lớn hơn 50 người, ngoại trừ nhóm F1.3; 0,8 m – trong tất cả các trường hợp còn lại. Chiều rộng của các cửa đi ra bên ngoài của buồng thang bộ cũng như của các cửa đi từ buồng thang bộ vào sảnh không được nhỏ hơn giá trị tính toán hoặc chiều rộng của bản thang được quy định tại 3.4.1.

+ Trong mọi trường hợp, khi xác định chiều rộng của một lối ra thoát nạn phải tính đến dạng hình học của đường thoát nạn qua lỗ cửa hoặc cửa để bảo đảm không cản trở việc vận chuyển các cáng tải thương có người nằm trên.

3.2. Quy định về cửa thoát hiểm phòng cháy chữa cháy:

– Theo quy định tại mục 3.2.10 Thông tư 02/2021/TT-BXD, cửa thoát hiểm phải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cụ thể sau:

+  Các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn phải được mở theo chiều lối thoát từ trong nhà ra ngoài.

+  Không quy định chiều mở của các cửa đối với:  Các gian phòng nhóm F1.3 và F1.4; Các gian phòng có mặt đồng thời không quá 15 người, ngoại trừ các gian phòng hạng A hoặc B; Các phòng kho có diện tích không lớn hơn 200 m2 và không có chỗ cho người làm việc thường xuyên; Các buồng vệ sinh; Các lối ra dẫn vào các chiếu thang của các cầu thang bộ loại 3.

–  Theo quy định tại mục 3.2.11 Thông tư 02/2021/TT-BX, cửa thoát hiểm phải đảm bảo tuân thủ các quy định chính như sau:

+ Các cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Trong các nhà chiều cao PCCC lớn hơn 15m, các cánh cửa nói trên, ngoại trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc hoặc cửa với kính cường lực.

+ Các cửa của lối ra thoát nạn từ các gian phòng hay các hành lang được bảo vệ chống khói cưỡng bức phải là cửa đặc được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng thì phải được trang bị cơ cấu tự động đóng khi có cháy.

+ Đối với các buồng thang bộ, các cửa ra vào phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa trong buồng thang bộ mở trực tiếp ra ngoài cho phép không có cơ cấu tự đóng và không cần chèn kín khe cửa. Ngoại trừ những trường hợp được quy định riêng, cửa của buồng thang bộ phải bảo đảm là cửa ngăn cháy loại 1 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II; loại 2 đối với nhà có bậc chịu lửa III, IV; và loại 3 đối với nhà có bậc chịu lửa V.

Trên đây là những quy định lối thoát nạn, cửa thoát hiểm phòng cháy chữa cháy theo pháp luật hiện hành. Đây là những quy định chuyên sâu nhất trọng hệ thống đề mục quy định hoạt động phòng cháy chữa cháy của thông tư  02/2021/TT-BX, ban hành QCVN 06:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

 

Nguồn: luatduonggia.vn