Kỹ thuật cố định gãy xương tay

Công tác trang bị các thiết bị y tế như túi cứu thương cho doanh nghiệp rất cần thiết, giúp xử lý kịp thời các chấn thương trong thời gian đợi xe cứu thương. Trong túi cứu thương có nội nẹp gỗ để nẹp cố định xương khi có chấn thương. Sau đây, An Phúc gửi đến bạn cách cố định xương tay một chấn thương thường gặp. ( bài viết được tham khảo từ PCCC và cứu nạn cứu hộ TP HCM).

Kỹ thuật cố định gãy xương tay

  1. Cố định gãy xương cẳng tay

Gãy xương cẳng tay gặp ở cả người lớn và trẻ em, thường do ngã chống tay hoặc có vật khác đập vào. Xương cẳng tay có thể gãy kín, song cũng có trường hợp gãy hở. Có thể gãy một xương hoặc cả hai xương.

  1. a) Các bước xử lý ban đầu

– Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi hiện trường tai nạn, sự cố đến nơi an toàn.

– Đặt người bị nạn nằm hay ngồi theo tư thế thuận lợi.

– Bộc lộ chi bị tổn thương, quan sát và đánh giá tình trạng chi.

– Đưa cẳng tay về vị trí vuông góc với cánh tay, lòng bàn tay ngửa hơi hướng về phía thân người.

– Người phụ đứng ở phía trước một tay đỡ khuỷu, một tay nắm lấy bàn tay người bị nạn để nâng đỡ cẳng bị gãy. Khi không có người phụ giúp thì người bị nạn có thể hỗ trợ tự nâng đỡ cẳng tay bị gãy nếu còn tỉnh táo.

túi cứu thương
túi cứu thương
  1. b) Cố định bằng nẹp

– Đặt nẹp:

+ Một nẹp ở mặt trước cẳng tay có chiều dài từ nếp khuỷu đến lòng bàn tay.

+ Một nẹp ở mặt sau cẳng tay có chiều dài từ mỏm khuỷu đến mu bàn tay.

+ Trường hợp thiếu nẹp ưu tiên đặt nẹp ở mặt sau cẳng tay.

– Đệm bông vào các đầu nẹp, các vị trí mấu lồi của xương (cổ tay).

– Dùng băng cuộn để cố định 2 nẹp vào cẳng tay đảm bảo đủ chắc hoặc dung dây bản rộng buộc ở 3 vị trí: khớp khuỷu, phía trên và phía dưới khớp cổ tay.

– Dùng một băng tam giác, dây hoặc băng cuộn đỡ cẳng tay gấp 90° so với cánh tay và treo trước ngực, dùng khăn tam giác, dây hoặc băng cuộn thứ 2 buộc ép cánh tay vào thân mình.

  1. c) Cố định khi thiếu hoặc không có nẹp

– Nếu thiếu nẹp thì ưu tiên đặt nẹp bên phía mặt dưới cẳng tay.

– Nếu không có nẹp thì có thể dùng nẹp tùy ứng:

+ Nẹp bằng tre, thanh gỗ hoặc các vật liệu có sẵn…

+ Dùng tay lành làm nẹp, đặt tay lành lấy phần cẳng tay bị thương. Dùng dây cố định 2 tay lại với nhau ở vị trí: trên ổ gãy, dưới ổ gãy.

+ Hoặc có thể dùng khăn tam giác to treo cẳng tay vào cổ ở phía trước ngực.

  1. Cố định gãy xương cánh tay
  2. a) Các bước xử lý ban đầu

– Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi hiện trường tai nạn, sự cố đến nơi an toàn.

– Đặt người bị nạn nằm hay ngồi theo tư thế thuận lợi.

– Bộc lộ chi bị tổn thương, quan sát và đánh giá tình trạng chi.

– Đưa cẳng tay về vị trí vuông góc với cánh tay.

– Người phụ đứng ở phía trước một tay đỡ khuỷu, một tay đỡ cánh tay sát hõm nách. Khi không có người phụ giúp thì người bị nạn có thể hỗ trợ tự nâng đỡ cánh tay bị gãy nếu còn tỉnh táo.

  1. b) Cố định bằng nẹp

– Đặt nẹp:

+ Một nẹp ở bên trong chiều dài từ hổ nách đến sát nếp gấp khuỷu.

+ Một nẹp ở bên ngoài có chiều dài từ mỏm vai đến qua khớp khuỷu.

+ Trường hợp thiếu 1 nẹp ưu tiên đặt nẹp phía ngoài.

– Lót bông vào 2 đầu của nẹp sát với đầu xương.

– Dùng băng cuộn hoặc dây vải buộc từ khuỷu lên vai để cố định nẹp.

– Dùng một băng tam giác, dây hoặc băng cuộn đỡ cẳng tay gấp 90° so với cánh tay và treo trước ngực, dùng khăn tam giác, dây hoặc băng cuộn thứ 2 buộc cánh tay vào thân mình.

túi cứu thương
túi cứu thương
  1. c) Cố định khi thiếu hoặc không có nẹp

– Nếu thiếu nẹp thì ưu tiên đặt nẹp phía bên mặt ngoài cánh tay.

– Nếu không có nẹp thì có thể dùng một băng tam giác, dây hoặc băng cuộn đỡ cẳng tay gấp 90° so với cánh tay và treo trước ngực (nếu không có dây treo ta có thể luồn bàn tay người bị nạn qua khe giữa 2 cúc áo ngực), dùng bang tam giác, dây hoặc băng cuộn thứ 2 buộc ép cánh tay vào thân mình.

  1. Cố định gãy xương đòn

Gãy xương đòn thường xảy ra khi người bị nạn ngã sấp đập xương vào vật rắn như hòn đá, cạnh bàn hoặc có thể do bị đánh trực tiếp vào làm xương gãy.

  1. a) Các bước xử lý ban đầu

– Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi hiện trường tai nạn, sự cố đến nơi an toàn.

– Đặt người bị nạn ngồi theo tư thể thuận lợi, ở tư thế ưỡn ngực, hai vai kéo về phía sau, hai tay có thể chống hông.

  1. b) Cố định bằng nẹp

– Đặt nẹp dài ngang vai, đầu nẹp quá 2 mỏm vai.

– Chèn bông vào 2 hõm nách và bả vai.

– Dùng 2 cuộn băng băng vòng từ trên vai xuống nách, buộc dây ở trên bả vai, buộc ở bên vai mà xương đòn không bị thương trước.

– Dùng một khăn tam giác hoặc băng cuộn treo cẳng tay bên xương đòn bị thương vuông góc với cẳng tay và áp vào thân người.

  1. c) Cố định bằng kiểu băng số 8

– Để người bị nạn ngồi, chống 2 tay vào hông, ưỡn ngực về phía trước.

– Dùng băng thun bản rộng băng số 8 qua 2 nách.

– Đặt đầu cuộn băng ở bên vai không bị thương; đường băng đi chếch từ vai xuống dưới nách đối diện sau đó qua vai bên bị thương rồi vòng xuống nách đối diện và trở về vị trí ban đầu.

– Các đường băng tiếp theo đi tương tự đường băng đầu, khi bằng hơi kéo về phía sau để lồng ngực của người bị nạn căng ra, tránh đầu xương đòn gãy va chạm vào nhau hoặc đâm vào các cơ quan khác của cơ thể.

– Sau khi cố định đầu băng, dùng một khăn tam giác hoặc băng cuộn treo cẳng tay bên xương đòn bị thương vuông góc với cẳng tay và áp vào thân người.

túi cứu thương
túi cứu thương

Công ty An Phúc cung cấp túi cứu thương

Để chủ động trong việc sơ cấp cứu tại chỗ, trong thời gian đợi xe cứu thương đến ở các gia đình và doanh nghiệp cần trang bị túi cứu thương với một số dụng cụ, thiết bị y tế cơ bản nhằm ứng phó kịp thời.

Công ty PCCC An Phúc là địa chỉ cung cấp túi cứu thương theo TT19 Bộ Y Tế có đầy đủ trang thiết bị dụng cụ phụ kiện, tất cả các mặt hàng đều có xuất xứ rõ ràng, hàng có sẵn, giao hàng nhanh gọn.

CÔNG TY TNHH AN PHÚC

ĐC: 59 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh

(Đường phía sau trung tâm triển lãm Hoàng Văn Thụ – Tân Bình)

Email: kinhdoanhanphuc@gmail.com

Hotline : 0913.801.891 hoặc 0938.100.114

Website:

www.pcccanphuc.com – www.anphucpccc.com

– www.pcccanphuc.vn – www.baoholaodonganphuc.com