Doanh nghiệp của bạn được yêu cầu phải trang bị TÚI SƠ CẤP CỨU DOANH NGHIỆP theo TT 19 của Bộ Y tế nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? An Phúc sẽ cung cấp cho bạn những bước chuẩn bị cơ bản như sau :
Bước 1: Xác định nhu cầu của doanh nghiệp mình
- Lý do doanh nghiệp phải trang bị là gì theo quy định tại Thông tư 19 Bộ Y Tế?
– Dùng cho khu vực nào trong cơ sở làm việc của Doanh nghiệp?
– Dùng cho nhân viên của doanh nghiệp khi làm việc ở những nơi sinh nhiệt như nhà bếp, lò nướng ngoài trời,.v.v..?
– Dùng cho khi doanh nghiệp tổ chức sự kiện, triển lãm….?
Bước 2: Tiến hành đánh giá rủi ro tại sơ sở kinh doanh của doanh nghiệp mình để xác định:
– Túi sơ cấp cứu này dùng cho bao nhiêu người? – Tra cứu Quy định tại Thông tư 19 của Bộ Y tế để xác định số lượng túi sơ cấp cứu, hoặc gọi hotline An Phúc 0938.100.114 để được tư vấn nhanh.
– Người lao động tại doanh nghiệp của bạn
* có phải tiếp xúc với thiết bị dễ gây bỏng nào không?
* có phải tiếp xúc với các loại máy in lưới, in lụa,.. không?
* có cần các dụng cụ y tế đảm bảo an toàn thực phẩm không?
* có cần vật dụng chống dị ứng nào không (chẳng hạn: găng tay Nitrile,…)?
* có dễ bị chấn thương mắt trong khi làm việc không?
* có dễ bị mất máu hay nôn mửa, đi ngoài bất ngờ trong môi trường làm việc không?
- Loại chấn thương nào dễ có nguy cơ xảy ra nhất trong doanh nghiệp của bạn?
Bước 3: Sau khi đã xác định được những thông tin trên, bạn hãy bắt đầu tiến hành tạo một danh sách trang thiết bị phục vụ cho khu vực sơ cấp cứu của doanh nghiệp ban gồm các danh mục cho túi sơ cấp cứu đúng tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo thông tư 19 Bộ Y Tế.
Lưu ý : Số lượng danh mục của túi sơ cấp cứu bắt buộc luôn đầy đủ các chủng loại để có thể sử dụng ngay khi có sự cố.
Bước 4: Trang bị thêm cho khu vực sơ cấp cứu ngoài số lượng túi sơ cấp cứu đã đầy đủ phù hợp doanh nghiệp của bạn.
- Nếu công việc của người lao động đòi hỏi phải tiếp xúc với những thiết bị gây bỏng, ngoài túi sơ cấp cứu, tủ sơ cấp cứu tại doanh nghiệp nên có một ngăn đựng đồ sơ cứu vết bỏng, trong có chứa: (số lượng gợi ý và có thể thay đổi tuỳ theo số lượng người lao động tại doanh nghiệp)
– Giấy ướt không cồn: 4
– Miếng dán vết bỏng: 1
– Gel trị bỏng: 4
– Băng gạc cỡ nhỏ: 1
– Băng gạc cỡ lớn: 1
– Băng bông: 1
– Băng ngón tay: 1
– Găng tay: 2 đôi
– Sách hướng dẫn sơ cứu: 1
– Gạc hút dịch hai lớp không dính: 3
– Nước muối sinh lý lọ nhỏ: 3
Bước 5 : Dụng cụ – trang thiết bị y tế bổ Nếu như công việc của người lao động đòi hỏi phải tiếp xúc với những thiết bị máy móc như máy in màn hình, máy in lưới,.. thì bạn nên trang bị thêm một vài tấm chăn cấp cứu (chăn cách nhiệt) ngoài túi sơ cấp cứu.
>> Tham khảo thêm: Chăn dập lửa màu gold vàng Hàn Quốc
Bổ sung thêm cho túi cứu thương của bạn những đồ cần thiết đối với từng loại vết thương.
– Đối với những chấn thương do đè ép, chuẩn bị thêm băng gạc cỡ lớn.
– Đối với những vết thương ở ngón tay, trang bị thêm bao ngón tay.
– Đối với những vết cắt nhỏ hay vết trầy xước, bổ sung thêm khăn ướt và băng dán cá nhân.
An Phúc tự hào là đơn vị cung cấp các thiết bị phòng cháy chữa cháy, túi sơ cấp cứu chuyên nghiệp – Đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn của thông tư 19 Bộ Y Tế.
CÔNG TY TNHH AN PHÚC – THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
ĐC: 59 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
(Đường phía sau trung tâm triển lãm Hoàng Văn Thụ – Tân Bình)
Email: kinhdoanhanphuc@gmail.com
Hotline: 0938.100.114