Các thủ tục pccc cần chuẩn bị khi có đoàn kiểm tra PCCC đến doanh nghiệp là gì?

Trước khi đến, đoàn kiểm tra PCCC sẽ thông báo trước bao nhiêu ngày?

Ngoài huấn luyện PCCC định kỳ, trang bị các bình bột chữa cháy, doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc nào về PCCC ?

Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Các hồ sơ cần chuẩn bị khi có đoàn kiểm tra PCCC?

Thông tư 66/2014/TT-BCA quy định các hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC bao gồm

1. Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;

2. Hồ sơ thiết kế,văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc kiểm tra, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng tại Việt Nam.

3. Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;

4. Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở,đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Trong quyết định này, số lượng thành viên của đội PCCC cơ sở tối thiểu là bao nhiêu?

Khoản 2, điều 15, thông tư 66/2014/TT-BCA quy định như sau:

Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ không chuyên trách

a) Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và do người lãnh đạo cơ sở, chỉ huy phương tiện giao thông cơ giới đó chỉ huy, chỉ đạo;

b) Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;

c) Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó;

d) Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó;

đ) Phương tiện giao thông cơ giới, cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu từ 05 đến 09 người, do đội trưởng hoặc đội phó kiêm tổ trưởng.

>>> Lưu ý:  Tất cả thành viên đội PCCC cơ sở phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC định kỳ 2 năm/lần

5. Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

6. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có)

7. Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

8. Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).

Thống kê về phòng cháy và chữa cháy, gồm:

a) Thống kê số lần kiểm tra, tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ và xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy;

b) Danh sách cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành;

c) Thống kê về phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

d) Thống kê về thời gian học tập, thực tập phương án chữa cháy; về số vụ cháy, công tác chữa cháy và những nội dung khác liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Báo cáo về phòng cháy và chữa cháy, gồm:

a) Báo cáo về vụ cháy, nổ;

b) Báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy 06 tháng, 01 năm;

c) Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác phòng cháy và chữa cháy.

Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy định kỳ phải gửi đến cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp. Trường hợp có những thay đổi liên quan đến việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức đó phải thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý trực tiếp.

Thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy như thế nào?

kiểm tra PCCC

Với kiểm tra định kỳ,  Người có trách nhiệm kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra PCCC

Với kiểm tra đột xuất, phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý.

CÔNG TY TNHH AN PHÚC – THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

ĐC: 59 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh

(Đường phía sau trung tâm triển lãm Hoàng Văn Thụ – Tân Bình)

 Email: kinhdoanhanphuc@gmail.com 
 Hotline: 0938 100 114 (có zalo) – 0942 050905

PCCC AN PHÚC luôn sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của bạn trong lĩnh vực gia công bảng báo phòng cháy chữa cháy bằng những giải pháp thực tế với chi phí tiết kiệm tối ưu.